tìm hiểu về chân kính đồng hồ? công dụng của nó

Tư Vấn: 8:00h - 21:00h

  • 24-09-2022 06:37:08
Chân kính đồng hồ là một bộ phận rất quan trọng, không chỉ có tác dụng trang trí cho những cỗ máy, mà nó còn làm tăng độ chính xác, độ bền bỉ cho chiếc đồng hồ. Vậy, cong dung cua chan kinh dong ho là gì? Hãy cùng đi tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé.

1.Chân kính đồng hồ là gì?

Chân kính hay còn gọi là Jewel nó mang nghĩa gốc là đá quý, chỉ số lượng các viên đá quý được gắn trong đồng hồ.  Đá quý ở đây thông thường là hồng ngọc, lam ngọc, lục ngọc… và thậm chí là cả cả kim cương. Trong kĩ thuật chế tác đồng hồ, người ta thường dùng đá quý để lắp vào các bộ phận có tính ma sát lớn nhằm làm giảm tối đa sự hao mòn trong quá trình vận hành.

 

 

2.Tác dụng của chân kính đồng hồ

Bộ máy đồng hồ thiết kế có rất nhiều chi tiết kim loại, chúng hoạt động liên tục tạo ra ma sát nên bị mài mòn nhanh chóng, nhất là ở các chục đồng hồ, lâu dần làm đồng hồ chạy sai giờ. Vì vậy, các nhà chế tác, đã áp dụng những viên đá có độ cứng cao, độ mài mòn thấp, trơn trượt khi tiếp xúc để làm các điểm ma sát chống sốc, giúp tăng độ chính xác và kéo dài tuổi thọ cho cỗ máy thời gian.

 

Một tác dụng nữa của Jewel là trang trí bộ máy đồng hồ. Những viên đá làm chân kính được gia công, đánh bóng tỉ mỉ với đường kính và độ dày tương đối chuẩn, giúp chúng mang lại màu sắc lấp lánh, sang trọng. Trong tổng thể bộ máy, Jewel như những viên ngọc sáng thu hút ánh nhìn trầm trồ của người thưởng thức. Hơn nữa, khi chân kính được làm từ những chất liệu quý giá như kim cương, sapphire, chúng còn làm tăng giá trị đẳng cấp trên cổ tay bạn.

 

 

3.Các loại chân kính đồng hồ

 

Chân kính tròn có lỗ xuyên tâm (Hole Jewels): Loại chân kính này có hình tròn, dẹt, được khoan lỗ ở giữa và dùng để gắn vào các trục bánh răng xoay có vận tốc quay nhỏ. Kích thước lỗ khoan kèm theo kích thước trục.

Chân kính tròn không có lỗ xuyên tâm (Cap Jewels): Còn được gọi là chân kính mũ, có hình tròn, dẹt và ở giữa không có lỗ khoan xuyên tâm. Loại này thường thường được đặt áp vào 2 đầu trục quay có yêu cầu cao về độ sai số, vận tốc quay lớn và chịu nhiều bởi lựa tác động dọc trục.

Chân kính dạng phiến, vuông chữ nhật (Pallet Jewels):có hình viên gạch được gắn trên những điểm tác động, va đập theo chiều ngang.

Chân kính dạng con lăn (Roller Jewels): có hình trụ, chỉ được gắn trên bệ bánh lắc để ngựa “đá”, điểm bị tác động va đập kiểu trượt.

Chân kính bảo vệ sốc (Shock protection Jewels): có tác dụng làm ngăn không cho làm vỡ chân kính, cần bảo vệ khi đồng hồ bị chấn động mạnh.

 

Hy vọng, với những thông tin bài viết cung cấp, đã giúp bạn hiểu rõ hơn về chân kính  cũng như bộ máy bên trong của đồng hồ.